Tiểu sử Tả Phấn

Tả Phấn xuất thân danh môn, người ở Lâm Truy của Tề Quốc (齊國; nay thuộc Sơn Đông, Trung Quốc), con gái của Tả Hi (左雍) và là em gái của Tả Tư (左思). Từ nhỏ Tả Phấn có tiếng học vấn chỉ sau anh trai, Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm nghe tiếng Tả Phấn tài tình hơn người, lập tức đón vào hậu cung[1].

Vào niên hiệu Thái Thủy năm thứ 8 (272), bái làm Tu nghi, không lâu sau thăng làm Quý tần (貴嬪), người đời xưng tụng bà làm [Tả Tần phi; 左嬪妃][2]. Sách Tấn thư – Hậu phi truyện có ghi chép sinh hoạt của Tả Phấn sau khi vào cung:「“Hình dung xấu xí nên vô sủng, chỉ lấy tài đức để có lễ”」. Hậu cung của Tấn Vũ Đế có rất nhiều người dung mạo phi phàm, riêng Tả Phấn không được sủng ái, cũng không có con cái nhưng Hoàng đế vẫn rất kính nể bà, hoàn toàn là do tài năng cùng đức độ. Bà cơ thể yếu nhược nhiều bệnh, nên chỗ ở rất đan bạc giản dị. Vú Đễ mối khi qua Hoa lâm, thường ngồi Liễn mà qua. Lời văn của bà hoa lệ văn nghĩa, cư xử lại tao nhã điềm đạm, người bên cạnh thường thuận nghe theo[3]. Lúc Nguyên Hoàng hậu Dương Diễm qua đời, rồi nạp Điệu Hoàng hậu Dương Chỉ để tục huyền, Tấn Vũ Đế đều lệnh Tả Phấn viết thơ điệu cùng văn sách chúc mừng[4]. Càng ngày Tấn Vũ Đế càng coi trọng tài hoa của Tả Phấn, nên mỗi khi có kỳ trân dị bảo đều vời bà làm thơ viết phú, thơ phú đáp đối với anh trai Tả Tư cũng rất nhiều, đều hơn 10 thiên, được đóng sách lưu hành ở đời[5].

Năm Vĩnh Khang nguyên niên (300), ngày 18 tháng 3 (âm lịch), Quý tần Tả Phấn qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Ngày 25 tháng 4 âm lịch cùng năm, bà được hạ táng bên trong Tây Kiếu đạo (西徼道) thuộc Tấn Dương lăng (峻暘陵)[6]